Câu chuyện chưa kể về chiếc áo cá sấu Lacoste huyền thoại

Sự ra đời của áo cá sấu Lacoste đã tạo ra một cuộc cách mạng kinh điển trong lịch sử thời trang thế giới. Câu chuyện của thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất thế giới Lacoste bắt đầu từ sự sáng tạo phi thường và niềm đam mê mãnh liệt của René Lacoste – tay vợt Pháp huyền thoại.

Ngày đăng: 01-06-2021

1,838 lượt xem

Sự ra đời của áo cá sấu Lacoste đã tạo ra một cuộc cách mạng kinh điển trong lịch sử thời trang thế giới. Câu chuyện của thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất thế giới Lacoste bắt đầu từ sự sáng tạo phi thường và niềm đam mê mãnh liệt của René Lacoste – tay vợt Pháp huyền thoại.

 

 

Sự sáng tạo đã giúp Lacoste tạo nên một tuyệt phẩm “Áo cá sấu”

Trở về với quá khứ tại Boston năm 1923, René Lacote, một thiên tài quần vợt 19 tuổi vốn yêu thích những thử thách đã đánh cược chiến thắng của mình bằng một chiếc vali da cá sấu với đội trưởng Allan H. Muhr của Đội tuyển Cúp Davis của Pháp rằng :  

+ Nếu ông có thể chiến thắng đối thủ trong trận đấu sắp tới. Kết quả là Lacote đã không chiến thắng, nhưng ý chí ngoan cường của ông ấy lúc bấy giờ đã đủ để một nhà báo Mỹ dành tặng biệt danh này cho tay vợt, “một chú cá sấu” trên sân đất nện không bao giờ từ bỏ con mồi của chính mình.

 

+ Đặc biệt vào năm 1927 dưới nét vẽ của họa sĩ Robert George, một người bạn của René, biểu tượng cá sấu Lacoste chính thức thành hình.

 

+ René Lacoste đã nhanh chóng biến hình vẽ thành logo được thêu trước ngực áo của mình. Vài năm sau, biểu tượng chú cá sấu trên ngực trái áo polo lập tức trở thành logo thương hiệu đầu tiên trong lịch sử xuất hiện trên các mẫu quần áo.

 

+ Sự phổ biến phát triển của biểu tượng cá sấu thậm chí còn vượt xa cả tưởng tượng của chính René Lacoste, khi ông chia sẻ với tờ Associated Press:

“Có những thứ mà bạn sẽ không tài nào giải đáp rõ ràng được. Tôi cho rằng mọi người có thể nói nếu đây là một loài động vật hiền lành hoặc một điều gì đó gây đồng cảm, thì sẽ chẳng có gì xảy ra. Tôi có thể đã chọn một chú gà trống chẳng hạn. Đó là một biểu tượng rặt Pháp, nhưng rồi nó sẽ chẳng thể nào tạo được một sức ảnh hưởng tương tự.”

+ Không lâu sau đó, René Lacoste bắt đầu tạo ảnh hưởng lên bạn bè và các thành viên trong gia đình với phong cách thi đấu tennis cùng với áo polo trong những trận đấu quốc tế. Là người tạo ra mẫu áo polo đầu tiên, René đã thay đổi hoàn toàn ‘tủ đồ’ của bộ môn tennis hiện đại, nhẹ nhàng, dễ thích nghi và ngay lập tức được ưa chuộng bởi các tín đồ thời trang và tennis bấy giờ.

 

Lịch sử phát triển của thương hiệu Lacoste

Vào năm 1933, Lacoste trở thành một huyền thoại khi cuộc cách mạng áo polo, áo cá sấu do ông khởi xướng lan rộng trên khắp thế giới và vượt ra khỏi khuôn khổ của thể thao.

Thông qua chiến dịch quảng cáo đầu tiên, René Lacoste thành lập Công ty Lacoste dưới tên gọi chính thức là La Chemise Lacoste cùng với André Gillier, chủ sở hữu và chủ tịch tập đoàn sản xuất hàng dệt kim lớn nhất tại Pháp thời điểm đó, chính thức tấn công làng mốt và khai sinh ra một biểu tượng huyền thoại.

Vào thời điểm đó, sản phẩm chủ đạo đầu tiên của công ty là chiếc áo tennis mang tính cách mạng mà Lacoste đã thiết kế với logo hình cá sấu được thêu trên ngực trái. Những chiếc áo polo của La Chemise Lacoste được đặc trưng bởi chất vải pique petit, với những sợi bông được dệt nổi song song hoặc theo dạng hình học trên vải.

 

 

Ngoài mặt hàng chủ đạo là áo tennis, Lacoste còn sản xuất áo cá sấu dành cho những bộ môn quý tộc khác như golf và chèo thuyền…

Đến năm 1951, công ty phát triển lớn mạnh hơn và mở rộng sang sản xuất những loại áo polo Lacoste màu thay vì chỉ gắn bó với mẫu áo tennis trắng truyền thống. Phong cách Lacoste không chỉ dừng lại ở biên giới nước Pháp mà nhanh chóng thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, ngay lập tức được chọn mặc bởi những vận động viên nổi tiếng như Dwight Eisenhower, Bob Hope and John Wayne.

 

 

Việc áo polo cá sấu Lacoste được bày bán tại các cửa hàng của Brooks Brother đến cuối thập niên 60 cũng góp phần đánh bóng thêm cho danh xưng “thượng lưu” của thương hiệu, mang đến sự tại vị lâu dài trong phong cách “preppy” – học đường tại đất nước cờ hoa.

Năm 1952, văn hóa Lacoste bắt đầu xâm chiếm toàn cầu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ bằng thiết kế T-shirt với tay ngắn và chi tiết cổ gài cúc thanh lịch.

 

Poster quảng cáo của Lacoste tại thị trường Mỹ năm 1952

 

Đến năm 1963, Bernard Lacoste tiếp quản việc quản lí công ty từ cha mình René Lacoste và đưa công ty đến giai đoạn phát triển vượt bậc. Cuối thập niên 70, Lacoste trở nên đại phổ biến tại Hoa Kỳ, những chiếc áo thun Lacoste trở thành bộ sưu tập không thể vắng mặt trong tủ đồ “preppy” của giới trẻ.

Công ty bắt đầu mở rộng sang sản xuất những mặt hàng khác như quần shorts, nước hoa, mắt kính và giày tennis hay giày đi thuyền,… cùng các sản phẩm da thuộc các loại.

Mức độ nổi tiếng của thương hiệu đạt đến đỉnh điểm vào cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 khi phong cách preppy trở nên thịnh hành với doanh số bán ra mỗi năm đạt đến 150 triệu đô la chỉ với sản phẩm áo thun.

Lúc này Lacoste vẫn còn xuất hiện dưới cái tên Izod Lacoste do sự hợp tác phân phối với ông lớn Izod tại thị trường Hoa Kỳ.

Sau những năm 70,80 đầy hoàng kim cùng những chiến dịch quảng bá toàn cầu, thập niên 90 được xem là thời kì đen tối của thương hiệu mang logo cá sấu. Sự thịnh hành của khái niệm “preppy” trở thành con dao hai lưỡi, khiến những thương hiệu được gói gọn trong khái niệm này trở nên phổ biến quá mức với công chúng.

Bằng chứng là khi phong cách preppy hạ nhiệt vào cuối thập niên 80, thị trường áo thun polo trở nên bão hòa bởi sự xuất hiện tràn lan của những mẫu áo replica. Điều này đã dẫn đến cuộc chia tay giữa Lacoste và Izod tại thị trường Hoa Kỳ khi thương hiệu cá sấu bắt đầu khôi phục lại danh hiệu “thượng lưu” của mình trong khi Izod lại lần nữa quay về với phân khúc bình dân.

 

 

Mãi đến năm 2000, những tháng ngày hoàng kim của Lacoste quay trở lại nhờ làn gió mới Christophe Lemaire với những mẫu thiết kế hiện đại và mới mẻ. Mức độ nhận dạng của thương hiệu cũng tăng vọt nhờ những hợp đồng với những ngôi sao quần vợt trẻ đang lên như Andy Roddick hay Richard Gasquet.

Vào giữa thập niên 2000, công ty Lacoste cũng nhanh chóng đánh tiếng sang thế giới golf khi liên tục tài trợ cho nhà vô định José María và tay golf gốc Scotland, Colin Montgomerie.

Sự qua đời của Bernard dẫn đến sự tranh chấp quyền quản lí công ty trong nội bộ gia đình, dẫn đến thương vụ mua bán Lacoste trị giá lên tới 1 tỷ euro với tập đoàn Thụy Sĩ Maus Frères.

Năm 2017 đánh dấu sự xuất hiện của The New Croc – chú cá sấu mới của nhà Lacoste. Tay vợt Novak Djokovic, người sở hữu những phẩm chất tương tự với thương hiệu thể thao gốc Pháp – sự tinh tế trong lối chơi, tính fair-play và đặc biệt là ý chí kiên cường trong khi thi đấu được chọn làm biểu tượng mới của thương hiệu thể thao gốc Pháp.

Kể từ đó, thương hiệu Lacoste vẫn không ngừng đổi mới mẫu mã thiết kế phù hợp với xu hướng thời trang thế giới, và trở thành một tượng đài thời trang huy hoàng nhất cho tới ngày nay.

 

Nguồn tổng hợp : elleman.vn,The lacosted , Blair

 

Một số mẫu áo cá sấu bán chạy nhất hiện nay

 

Áo cá sấu Lacoste chính hãng - Xanh coban

 

Áo cá sấu Lacoste phối viền LC003

 

Áo cá sấu Lacoste chính hãng LC08

 

 

 

GỌI NGAY - 0949 882 168
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP ÁO THUN THỜI TRANG NAM NỮ VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT

SHOP ÁO THUN MỸ

Địa chỉ:192/2 Ngô Quyền, P.8, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Emailshopaothunmy@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha